Kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ

Đăng lúc: 08:43:15 26/07/2024 (GMT+7)

Chiến tranh đã lùi xa 49 năm qua, nhưng mất mát, đau thương thì vẫn còn đó. Để giành được độc lập, tự do và thống nhất đất nước, hàng triệu người con ưu tú trên dãi đất hình chữ S này đã ngã xuống cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 7 về, lòng mỗi người chúng ta như chùng lại, dành ít phút mặc niệm tưởng nhớ đến bao lớp người ngã xuống, bao người mất đi một phần thân thể,xương máu cho đất nước được độc lập tự do. Những ngày này ở khắp các địa phương trong cả nước đã và đang diễn ra nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh bệnh binh, những gia đình có công với nước. Những hoạt động “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” đang diễn ra như môt lời tri ân tháng bảy…

Kế thừa truyền thống hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy, đoàn kết, quyết tâm thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Hàng triệu, hàng triệu người con ưu tú và đồng bào cả nước đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Để đền đáp công ơn to lớn của các Thương binh,bệnh binh, Liệt sĩ và người có công với cách mạng. Ngay từ những năm đầu sau Cách mạng tháng tám, kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý nhân văn “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh toàn quốc (sau đổi thành ngày Thương binh liệt sĩ).

Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, 77 năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhớ và hết lòng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và  người có công với Tổ quốc. Đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới, Nhà nước tiếp tục ban hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các Nghị định quy định chế độ ưu đãi đối với người có công.

49 năm qua, từ sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất tiếp nối truyền thống nhân ái thủy chung của dân tộc, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoằng Đạt đã triển khai kịp thời đầy đủ và có nhiều chủ trương, chính sách từng bước chăm lo đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với cách mạng.

Hòa chung với khí thế Toàn đảng – Toàn quân – Toàn dân ta đang thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc chào mừng  ngày cách mạng tháng tám và ngày quốc khánh (2/9). kỷ niệm 77 năm ngày TBLS, thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, ăn quả nhớ người trồng cây”. Là tấm lòng của chúng ta đối với các anh hùng liệt sỹ, các đồng chí TB – BB, các bà mẹ VNAH và các gia đình có công với nước.

Dân tộc việt nam có truyền thống đấu tranh để dựng nước và giữ nước trên 4000 năm lịch sử. Chặng đường ấy phải trải qua nhiều phong ba bão táp, phải đương đầu với nhiều giặc ngoại xâm, với bọn đế quốc phong kiến…nhiều lúc vận mệnh của tổ quốc tưởng chừng như ngàn cân treo sợi tóc thế nhưng chúng ta có sự đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân đã lớp lớp anh dũng kế tiếp nhau, nhất tề đứng lên giết giặc giữ nước.

Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam và Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dành được thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến và ngày nay đang thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới,đã và đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Nói sao hết được thăng trầm của lịch sử chúng ta chỉ có một tâm niệm rằng: giá trị cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay trước hết phải nói đến mồ hôi, xương máu của hàng triệu đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh qua nhiều thế hệ đi bảo vệ đất nước.

Trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp đi bảo vệ đất nước. Đặc biệt có sự hy sinh cao cả của các anh hùng đã ngã xuống, các đồng chí TB, BB đã để lại ở chiến trường một phần xương máu. Các bà mẹ VNAH đã mất đi những người chồng,người con vô cùng thương yêu . Tất cả  vì hòa bình,  hạnh phúc cho nhân dân.

Chiến tranh đã qua đi hơn 49 năm nhưng đâu đó những cánh rừng khe núi vẫn thầm lặng nấm mồ vô danh của hơn 300.000 liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt.Có những đôi lứa ra đi không bao giờ trở lại, có những người cha đã hy sinh một cách thầm lặng. Cha ra đi chưa kịp nhớ mặt đặt tên cho con.Có những người mẹ, người cha đang đi tìm con khắp chiều dài đất nước.Chỉ vì họ là những người làm nên đất nước được  yên bình.Bởi để có cuộc sống bình yên là phải trải qua chiến tranh.

Cho đến hôm nay những ai được sống trong Hòa bình – Trong bình yên hãy nhớ tới các mẹ, các anh, các chị có một trái tim biết yêu quê hương, yêu đất nước.Biết hờn ghét quân thù.Giết quân thù để đem lại hòa bình, đem lại hạnh phúc cho chúng ta.

Nhân dân ta đời đời nhớ và biết ơn sâu sắc tới các anh hùng liệt sỹ, các bà mẹ VNAH , tới các đồng chí TB, BB là những người phải chịu thiệt thòi nhất với đất nước.

 Sự hy sinh mất mát của dân tộc ở 3 cuộc kháng chiến. Đặc biệt là cuộc kháng chiến chống đế quốc mỹ cực kỳ gian khổ.

 Chiến tranh đã cướp đi hơn 3 triệu người Trong đó

 Có hơn 1,1 triệu người là Liệt Sỹ

Có 670 .000 gia đình có từ 2 liệt sỹ trở lên

Có 43.977 Bà mẹ VNAH.

Có 4,4 triệu người bị tàn tật trong chiến tranh trong đó :

Có hơn 780.000 người là Thương Binh và người hưởng chính sách như TB

Có 187 .000 người là Bệnh Binh

Có hơn 92.000 người bị nhiễm CĐHH

Hiện còn trên 1,45 triệu người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của nhà nước.

Đặc biệt tại xã Điện thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam:

Một xã có 2.000 người là Liệt Sỹ

Một xã có 160 bà mẹ VNAH

Trong đó có bà mẹ : Nguyễn Thị Thứ có 21 người con, cháu ruột là liệt sỹ, là Thương Binh( 16 liệt sỹ + 5 thương binh)

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều cố gắng nhưng đến nay chúng ta vẫn còn hơn 30 vạn Liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt. Chiến tranh ở Việt Nam là thế đấy.

Tại hội nghị Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam  ngày 17/11/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Máu đào của các Liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các Liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do”.Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ vì họ đã quyết tử cho tổ quốc quyết xinh.

Ngày 26/2/1947 cuộc hội nghị gồm lãnh đạo cấp cao của tổng bộ việt minh tại xóm Bàn cờ, xã Hùng sơn, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái nguyên. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày thương binh toàn quốc.

Ông Lê Tất Đắc đại diện chính trị cục quân đội quốc gia Việt Nam đã tóm lược bằng mấy vần thơ mà đến nay ai ai cũng nhớ:

Dù ai đi đông về tây

27 tháng 7 nhớ ngày Thương Binh

Dù ai lên thác xuống ghềnh

27 tháng 7 thương binh nhớ ngày

Trong giờ phút thiêng liêng này; chúng ta vô cùng xúc động tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chúng ta thành kính tưởng nhớ các vị lãnh đạo, đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ vì tương lai tươi sáng của dân tộc. 

Chúng ta nhiệt liệt biểu dương các cấp, các ngành, các thôn, làng văn hóa, đơn vị, cá nhân và toàn thể nhân dân trong xã đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Nhiệt liệt biểu dương các thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ đã vượt khó khăn vươn lên góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Kính thưa các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ

Đảng bộ và nhân dân Hoằng Đạt tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; 7 cán bộ Tiền khởi nghĩa ; Phong tặng và truy tặng 13 bà mẹ VNAH ; và Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa. Hoằng đạt có 142 liệt sĩ;  212 thương binh, bệnh binh,  người hưởng chính sách như TB,CĐHH, 01 Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy; 145 người hưởng chế độ theo Nghị định 42/NĐCP của Chính phủ; 156 người hưởng chế độ theo Nghị định 62/NĐCP của Chính phủ; hàng trăm, hàng nghìn TNXP, Dân công hỏa tuyến…

Kỷ niệm lần thứ 77 ngày thương binh - liệt sĩ là dịp để chúng ta nhìn lại những việc làm được và những hạn chế cần khắc phục trong việc thực hiện chính sách Thương binh, gia đình Liệt sĩ, chính sách người có công với cách mạng.

Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, trong hơn 49 năm đã qua kể từ khi đất nước thống nhất, nhất là sau 30 năm đổi mới, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hoằng Đạt nói riêng đã giành được những thành tựu to lơn và có ý nghĩa lịch sử.

Thành quả đó vừa là tiền đề cho sự phát triển vừa là nền tảng để Đảng và Nhà nước ta có điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách đổi mới Thương bệnh binh, gia đình Liệt sĩ và người có công với cách mạng… góp phần quan trọng vào phát triển đất nước.

Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã   kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân, cùng nhau ra sức thi đua, phát động thật tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, có nhiều việc làm, có nhiều biện pháp tích cựu để “ làm cho thương binh – gia đình liệt sĩ được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và tiếp tục hoạt động có ích cho xã hội”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ  24 của Đảng bộ xã, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh

Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang vinh muôn năm!

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam muôn năm!

Đời đời ghi công anh hùng - liệt sĩ!

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
                                                                                           Ban văn hóa xã

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
348799