Quá trình hình thành, phát triển Làng nghề Mộc truyền thống Hạ Vũ

Đăng lúc: 14:17:10 24/08/2021 (GMT+7)

IMG_9289.JPG
 Nghề Mộc có mặt ở Làng Hạ Vũ, xã Hoằng Đạt từ thế kỷ thứ XVI đến nay là khoảng 500 năm, nên hiện này người ta không còn nhớ tên người đã truyền lại nghề cho dân làng. Nghề thợ làng Hạ Vũ không chỉ giỏi làm nhà, làm đình, chùa,…. không chỉ ở trong tỉnh, mà còn vươn ra các tỉnh lân cận. Thợ Mộc Hạ Vũ trạm cửa vòng, hoành phi, câu đối giỏi; còn điêu khắc được các bức Long - Ly - Quy - Phượng, ngư tiều canh mục, bát cứu, mã đáo thành công; còn giỏi cả đóng tủ, giường, bàn ghế cao cấp, đồ dân dụng,…; ngoài ra còn làm được cả hương án, khán thờ, tạc tượng thần, tượng phật.

          Bài ca dao ca ngợi thợ Mộc Thanh Hóa được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu trong cả nước, ca ngợi thợ mộc ba làng Đạt Tài - Hà Thái - Hạ Vũ là chính.

          Có nhiều tổ thợ được được nhân dân nơi thợ đến làm nghề còn ghi lại điển tích và dấu ấn của nghề mộc Hoằng Đạt đó là tại ngôi đền cổ ở Móng Cái ghi rằng: “Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục, Thánh phú công dụng Đạt tài danh”

          Đàn ông làng Hạ Vũ hầu như không mấy ai là không biết làm nghề Mộc. Họ yêu và rất tự hào về nghề Mộc truyền thống của quê hương, những người lao động trước đây chỉ đi làm xa nhưng hiện nay đã quy tụ về Làng Hạ Vũ nên đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho lao động của xã.

Đến nay trong làng Hạ Vũ đã có hơn 205 hộ tham gia nghề mộc, có gần 100 hộ mở xưởng, tính tổng lao động tham gia nghề mộc của xã lên đến hơn 455 lao động. Sản phẩm chính là sản phẩm trang trí nội thất: bàn ghế sa lông cao cấp, giường tủ, bàn ghế đục bằng gốc cây, tủ tàu; sản phẩm điêu khắc: phù điêu, đại tự, hoành phi, câu đối, tranh tứ quý,… các sản phẩm mẫu mã chất lượng được khách hàng ưa chuộng. Thị trường tiêu thu trong tỉnh và các tỉnh miền Bắc Trung Bộ, miền Bắc.

Cũng từ nghề mộc truyền thống ông cha để lại, hòa cùng sự phát triển kinh tế, con em xã Làng nghề mộc Hạ Vũ còn đem nghề mộc lập công ty, xưởng ở nhiều các tỉnh thành trong cả nước với quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng mộc xuất khẩu và đáp ứng tiêu dùng trong cả nước. Như Ông Lê Bỉnh Hưng có xí nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu tại khu công nghiệp Bình Dương với trên 400 công nhân; anh Lê Văn Thanh mở xưởng mộc hàng mỹ nghệ tại tỉnh Đồng Nai với hàng chục công nhân,…

Nghề Mộc làng Hạ Vũ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân trong làng từ lúc hình thành và phát triển như hiện nay vẫn là một nghề mũi nhọn và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ngành nghề của địa phương. Đồng thời thu hút được nguồn lao động làm tại nhà, nâng cao giá trị sản xuất ngành nghề cũng như thu nhập cao cho người lao động.

2. Quá trình phát triển

IMG_9293.JPG

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của nền kinh tế, xã hội, nghề mộc cũng có những lúc thịnh lúc suy, song với lòng say mê nghề và phát huy truyền thống của ông cha để lại làng nghề Mộc Hạ Vũ chưa bao giờ nghề mộc thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào, cảnh nhộn nhịp của khách mua người bán. Thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 của Trung ương Đảng khóa X “về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, xác định rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy, phát triển nghề truyền thống. Năm 1995, Đảng ủy xã đã bàn bạc thống nhất ra Nghị quyết chuyên đề thống nhất tập trung lãnh đạo việc thành lập làng nghề mộc truyền thống, quy hoạch khu làng nghề của xã với diện tích 0,6 ha cho trên hơn 20 hộ mở xưởng mộc.

Theo từng giai đoạn, nghề mộ xã Hoằng Đạt lại có những bước phát triển mới:

Năm 2000 lao động nghề mộc 150 lao động với tổng thu nhập khoảng 2.000 triệu đồng.

Năm 2005 lao động nghề mộc 200 lao động với tổng thu nhập khoảng 4.450 triệu đồng.

Năm 2010 lao động nghề mộc 325 lao động với tổng thu nhập khoảng 10.134 triệu đồng.

Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy, quy hoạch của HĐND, UBND xây dựng và phát triển nghề Mộc Hạ Vũ lên thành một khu làng nghề Mộc Hạ Vũ như hiện nay. Giai đoạn từ năm 2006-2010 đây là giai đoạn phát triển mạnh của làng nghề Mộc truyền thống Hạ Vũ. Các xưởng sản xuất mở rộng từ 5 - 15 lao động và đầu tư vào máy móc (như cưa máy công suất lớn, máy vanh, máy tiện,…). Tính từ năm 2006 đến năm 2010 giá trị thu nhập đã tăng gần 3 lần. Giai đoạn này các sản phẩm hết sức đa dạng: Các sản phẩm dân dụng như: Bàn ghế, giường, salon, trụ cầu thang,… Các sản phẩm mỹ nghệ: bàn ghế đục bằng gốc cây, salon tàu, hoành phi,….

Năm 2012 lao động nghề mộc 405 lao động với tổng thu nhập: Thực hiện đạt 17.550 triệu đồng, chiếm 65,9% tổng giá trị sản xuất của làng.

Năm 2013 lao động nghề mộc 455 lao động với tổng thu nhập: Thực hiện đạt 24.600 triệu đồng, chiếm 69,6% tổng giá trị sản xuất của làng.

Hiện nay, làng nghề Mộc thật sự đầu tư mạnh về kinh tế để mở rộng sản xuất, trang thiết bị và lao động. Có 2 hộ mua máy đục điêu khắc mỹ thuật công nghệ cao đó là hộ bà Lê Thị Sáu và hộ ông Lê Ngọc Hùng. Các phẩm chủ yếu hết sức đa dạng với các loại sản phẩm trang trí nội thất: tủ, giường, bàn ghế, các đồ dân dụng trong gia đình; sản phẩm điêu khắc: phù điêu, đại tự, hoành phi, câu đối, tranh tứ quý,…

Trong những năm qua nghề mộc của làng Hạ Vũ cũng đã nhiều lần tham gia hội chợ thương mại của tỉnh và huyện tổ chức. Tuy chưa có thành tích cao trong những lần tham dự, nhưng thông qua những tham gia hội trợ cũng đã được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.

3. Chấp hành các quy định của pháp luật

Làng Hạ Vũ đã được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh năm 2005. Tạo tiền đề để Làng nghề mộc phát triển theo định hướng giữ gìn các giá trị truyền thống.

Cùng với sự phát triển các cơ sở sản xuất luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Thực hiện công tác bảo vệ môi trường: các cơ sở, các hộ làm nghề chú trọng đảm bảo hạn chế gây ô nhiễm môi trường, trong quá trình sản xuất giảm thiểu đến mức thấp nhất các chất thải công nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Cùng với nhân dân trong làng các cơ sở sản xuất nghề đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt hương ước, quy ước của làng văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn liền với xây dựng văn hóa truyền thống nghề nghiệp, lao động làm nghề trong làng nghề luôn cần cù lao động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, không có lao động nào vi phạm pháp luật.

Các cơ sở sản xuất của làng nghề mộc thực hiện đầy đủ việc đóng thuế cho nhà nước và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của địa phương.

  Lê Hữu Oai - Công chức Văn hóa

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
348799